Tại buổi họp trực tuyến của Bộ TT&TT ngày 16/3, Cục trưởng Cục Tin học hoá Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, đối với hệ thống họp trực tuyến, xu hướng mới hiện nay thay đổi cách thức mọi người tham gia họp. Trước đây, các giải pháp họp thông qua các cầu truyền hình cần chi phí đầu tư lớn. Nhưng hiện nay đã có một số giải pháp mới, trong đó được đánh giá tốt nhất là của Google, Microsoft và đặc biệt là Zoom. “Hiện nhiều người đã sử dụng phần mềm Zoom để học trực tuyến, họp trực tuyến. Thậm chí, các cô giáo dạy thêm tại một số lò luyện thi đã sử dụng phần mềm Zoom này dạy học sinh của mình”, ông Dũng nói.
Trong thời gian qua, Cục Tin học hoá đã tìm hiểu và thấy có 2 giải pháp phù hợp. Đầu tiên, qua khảo sát trên thị trường, một số doanh nghiệp như MobiFone, Viettel đã mua giải pháp lõi của Zoom về tuỳ biến trên mạng lưới của họ. Ưu điểm là có thể triển khai một cách nhanh chóng.
Thứ hai là sử dụng phần mềm nguồn mở, hiện đã giao cho cộng đồng nguồn mở Việt Nam tuỳ biến và phát triển. Ưu điểm là không phụ thuộc vào Zoom và không mất chi phí bản quyền. Các địa phương có thể tải về sử dụng. “Cục Tin học hoá đã sử dụng giải pháp này họp với các sở TT&TT rất tốt”, ông Dũng nói.
Từ đó, Cục Tin học hoá khuyến nghị song song cả 2 giải pháp, một là đưa ra một số nhà cung cấp giải pháp họp trực tuyến với quy mô khoảng 60 người họp, có thể miễn phí cho các cơ quan nhà nước, hai là giải pháp tuỳ biến trên phần mềm nguồn mở. Tuy nhiên, giải pháp họp trực tuyến cá thể hoá đến từng người nên sẽ mất thời gian ban đầu để chuyển từ họp trực tiếp sang họp trực tuyến, điều khiển nhiều màn hình. Lý tưởng nhất cho giải pháp họp trực tuyến này là từ 7-10 người, vì càng nhiều người thì người điều hành càng vất vả hơn. “Tuy nhiên, đây sẽ là xu thế trong tương lai với sự phát triển của mạng băng rộng và mạng 5G”, ông Dũng nhấn mạnh.
" alt=""/>Bộ TT&TT sẽ tập hợp các giải pháp công nghệ phục vụ nhu cầu không tiếp xúcSau khi không xuất hiện tại tòa, NSO bị thư ký tòa California triệu tập cuối tuần trước. Tuy nhiên, NSO nói rằng công ty không nằm trong diện Công ước Hague nên không thể bị đối xử theo cách này.
“Facebook đã nói dối tòa án rằng vụ kiện này phải được xử theo Công ước Hague, nhưng thực tế lại không phải”, NSO nói trong tài liệu nộp lên Tòa án Quận California trong tuần này.
NSO yêu cầu Facebook bồi thường 17.000 USD phí luật sư và chi phí khác, đồng thời yêu cầu tòa án cấm vận công ty mạng xã hội này.
Vụ kiện của Facebook cùng tin nhắn cảnh báo mà WhatsApp gửi cho hàng trăm người dùng đã phần nào lộ vai trò của NSO trong việc duy trì mạng lưới gián điệp của công ty này khắp thế giới.
Vụ kiện được giới chuyên môn theo dõi chặt chẽ không chỉ bởi Facebook và NSO là đơn vị theo dõi công nghệ cao, mà còn bởi sự bất thường. Đây là lần đầu một nhà cung cấp dịch vụ lớn như Facebook khởi kiện công ty do thám dưới danh nghĩa người dùng.
Nguyễn Minh (theo Reuters)
" alt=""/>Công ty Israel muốn tòa án Mỹ cấm vận FacebookSo với người anh em N5C, Coolpad N5 tiếp tục theo đuổi xu hướng tối ưu không gian mặt trước bằng cách tối giản phần viền với màn hình khuyết dạng giọt nước. Thân máy được chế tạo từ nhựa nguyên khối được hoàn thiện dạng trơn bóng có sự tương tác với ánh sáng cho vẻ ngoài khá long lanh.
![]() |
Việc sử dụng chất liệu nhựa khá phù hợp với phân khúc smartphone phổ thông của máy, đồng thời giúp tiết giảm trọng lượng của Coolpad N5 ở mức dễ chịu khi đây là phablet dùng màn hình lớn đến 6,2 inch. Phần thân nhựa này được hoàn thiện khá ổn cho cảm giác cầm khá chắc chắn, không bị ọp ẹp.
Phần khuyết dạng giọt nước – để chứa camera seflie - ở phía trên màn hình cho cảm giác khá mềm mại chứ không gắt theo dạng nửa hình tròn như một vài smartphone khác. Dù theo đuổi xu hướng toàn màn hình nhưng viền quanh màn hình vẫn khá dày và toàn bộ mặt trước được bảo vệ bởi lớp kính cong 2.5D.
![]() |
Phần viền bên dưới của Coolpad N5 vẫn còn dày nhưng với một smartphone phổ thông thì có thể thông cảm được. Thân máy được bo cong ở các góc, cạnh và mặt lưng cho cảm giác cầm ôm và đầm tay.
Bố cục phía sau của Coolpad N5 khá quen thuộc: ở giữa có cụm cảm biến vân tay hình ôvan – thân thiện với ngón tay mở khóa bởi gia tăng tiết diện tiếp xúc – và lệch về góc trái trên là cụm camera kép kèm đèn flash LED nằm trải dọc và hơi nổi lên so với mặt lưng.
![]() |
Hướng về nửa dưới mặt lưng, nhà sản xuất cũng logo thương hiệu được cách điệu trông khá trẻ trung.
Coolpad N5 sử dụng khai SIM kép dạng lai nên chỉ có thể dùng cùng lúc 2 nanoSIM hoặc 1 nanoSIM và thẻ nhớ microSD. Máy cũng hỗ trợ mạng 4G LTE và sẽ lên kệ với 2 phiên bản màu xanh dương và đen.
Các chi tiết ở sườn máy được sắp xếp khá lạ với nút nguồn ở cạnh trái còn cổng microUSB xuất hiện ở cạnh trên có thể khiến người dùng cảm thấy hơi bỡ ngỡ lúc ban đầu và cần thời gian để làm quen.
Tính năng
Coolpad N5 được trang bị màn hình IPS LCD lớn 6,2 inch tỉ lệ 19:9 với độ phân giải HD+ 720 x 1520 pixel mang đến mật độ điểm ảnh 271ppi đạt độ sắc nét vừa phải, phù hợp tầm giá.
![]() |
Tấm nền IPS giúp màn hình duy trì độ tương phản cao, màu sắc tươi tắn kết hợp góc nhìn rộng. Độ sáng tối đa của màn hình này không quá cao nhưng vẫn đủ dùng ngoài trời dưới ánh nắng gắt.
Bên cạnh cảm biến vân tay một chạm ở mặt lưng, Coolpad N5 cũng kịp thời được trang bị tính năng bảo mật nhận dạng khuôn mặt thông qua camera trước dù tốc độ mở khóa cùng mức độ bảo mật chưa bằng máy quét vân tay.
" alt=""/>Trải nghiệm Coolpad N5: Màn hình lớn, camera kép